Không chỉ người lớn mà bệnh viêm da cơ địa cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ với những triệu chứng điển hình như các thương tổn da khô đi kèm với ngứa. Trẻ bị viêm da cơ địa gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển nên cần được điều trị sớm và tích cực. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khá sớm, phổ biến trong giai đoạn 3 tháng sau sinh và kéo dài tới khi trẻ được 5 tuổi. Thông thường, bệnh viêm da cơ địa trẻ sơ sinh sẽ biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cho tới khi trưởng thành, gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ.Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm da cơ địaKiểm soát ngứa cho trẻ: Để giảm ngứa cho trẻ bị viêm da cơ địa, có thể sử dụng một số cách sau: Đắp ẩm hoặc sử dụng băng ướt cho vùng da tổn thương, vệ sinh sạch sẽ bàn tay của trẻ, không để móng tay trẻ dài, đánh lạc hướng sự tập trung chú ý của trẻ khi trẻ đang ngứa và gãi nhiều, như chơi trò chơi, xem TV,... Sử dụng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.Dưỡng ẩm cho da: Khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa, cha mẹ nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da khi trẻ xuất hiện dấu hiệu của bệnh và ngay cả khi bệnh đã hết. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa:Nếu trẻ bị viêm da quanh miệng liên quan đến thức ăn hoặc nước bọt thì vùng da quanh miệng cần được vệ sinh sạch bằng khăn mềm và ướt, sau đó bôi một lớp kem dưỡng ẩm.Quần áo cho trẻ nên lựa chọn chất liệu cotton mềm mại, nhãn mác nên được loại bỏ để tránh cọ xát vào da.Chăn sử dụng cho trẻ nên chọn một tấm chăn bông hoặc cotton nhằm tránh làm cho da trẻ quá nóng.Tránh các chất dễ gây kích ứng cho da (chất tẩy rửa, xà phòng,...) và các yếu tố làm bệnh của trẻ nặng lên.Trẻ nên được sống trong môi trường thoáng mát cả ngày lẫn đêm (hạn chế lò sưởi, quạt sưởi,...).Trẻ cần đi khám ngay nếu không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc có biểu hiện nhiễm trùng (vùng da tổn thương nứt, chảy nước,...).