Da nổi mẩn đỏ hoặc xuất hiện các mảng da tối màu ở các khu vực như tay, chân, cổ, ngực, mí mắt hoặc vùng da có nếp gấp;Nổi các sẩn nhỏ hoặc mụn nước li ti;Làn da trở nên dày và khô ráp hơn, đôi khi xảy ra hiện tượng tróc vảy;Làn da vốn đã nhạy cảm sẽ càng nhạy cảm hơn khi có các triệu chứng trên. Một số trường hợp có thể sưng phù khi người bệnh gãi nhiều do ngứa;Viêm da dị ứng ở mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn...Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?Dựa vào các triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa bệnh viêm da dị ứng phù hợp và hiệu quả nhất:Trường hợp viêm da dị ứng mức độ nhẹ, bác sĩ thường chỉ yêu cầu người bệnh sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ để kiểm soát các triệu chứng;Trường hợp từ mức độ trung bình trở lên, thuốc thường được bác sĩ chỉ định để chữa bệnh viêm da dị ứng chính là corticosteroid, dạng bôi hoặc uống. Trong đó, các thuốc corticosteroid đường uống thường mang lại hiệu quả cao hơn do hoạt tính mạnh hơn và ưu tiên cho các trường hợp nặng. Lưu ý, người bệnh điều trị bằng corticosteroid phải tuân thủ hướng dẫn và liều lượng theo kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.