Nước muối sinh lý là gì?Nước muối sinh lý hay còn gọi là nước muối đẳng trương, là dung dịch với thành phần chính là natri clorid (NaCl - muối ăn) có nồng độ 0,9% (9g NaCl trong 1 lít dung dịch nước tinh khiết). Nước muối sinh lý có nghĩa là dung dịch nước muối được bào chế có nồng độ tương đương với những dung dịch khác có trong cơ thể người như nước mắt, máu, ... ở điều kiện chức năng sinh lý bình thường.Nước muối sinh lý có độ pH bao nhiêu?Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua hòa tan trong nước theo tỉ lệ 0,9%. Đây là dung dịch đẳng trương, có áp lực thẩm thấu tương đương với các dịch tự nhiên trong cơ thể ở điều kiện thường.Ngoài ra, nước muối sinh lý có độ pH ở khoảng 5.5, khá gần với độ pH tự nhiên của da, vốn thường nằm trong khoảng 4.7 tới 5.75.Với nồng độ và độ pH như vậy, nước muối sinh lý an toàn cho việc sử dụng ngoài da và có thể sử dụng hàng ngày.Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối sinh lý mà chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/ngày.Có thể bạn quan tâm:Cách kiểm tra nguồn nước sinh hoạt có bẩn hay không?Máy lọc nước công nghệ Nano có ưu nhược điểm gì ?Dân tập gym nên uống bao nhiêu nước 1 ngày là đủ ?Có mấy loại nước muối sinh lý?Nước muối được chia làm 2 loại:Loại 1: Nước muối sinh lý dùng làm thuốc dùng trong – tức thuốc tiêm truyền tĩnh mạch đưa vào cơ thể, gọi tắt là dịch truyền (nước biển) và dùng để tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Loại nước muối sinh lý dùng trong được bào chế trong điều kiện vô trùng hết sức nghiêm ngặt.Loại 2: Nước muối sinh lý được bào chế làm thuốc dùng ngoài, có các loại: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, xúc miệng… Tác dụng của nước muối sinh lýCung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể.Trong y học, nước muối sinh lý được sử dụng điều trị mất nước khi viêm dạ dày và đái tháo đường bằng cách tiêm qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, không phải là bất cứ loại nước muối sinh lý nào cũng có thể tiêm được, cần phải theo chỉ định của bác sĩ.Dùng để rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn và làm sạch da mặt.Nước muối sinh lý để nhỏ mắt. Đây là loại riêng, được đóng chai nhỏ mua ở nhà thuốc. Nước muối sinh lý nhỏ mắt được sử dụng để làm trôi các bụi bẩn, mầm bệnh trong mắt, ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắt đỏ, làm mắt đỡ khô và rát do dùng máy tính nhiều… Nước muối sinh lý nhỏ mắt có thể được dùng hàng ngày, sáng và tối.Nước muối sinh lý nhỏ mũi có tác dụng rửa trôi dịch nhầy, bụi bẩn, phấn hoa có trong mũi và họng, làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi có thể được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng.Nước muối sinh lý để súc miệng và rửa vết thương: Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp vệ sinh răng miệng, vòm họng, giảm viêm họng, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Nước muối sinh lý còn được dùng để dội lên vết thương hở để rửa sạch bụi bẩn, vết máu... trước khi thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.Tác dụng của nước muối sinh lý trong việc làm đẹp và làm sạch vết thươngBên cạnh tác dụng bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta, tác dụng của nước muối sinh lý còn là một trong những giải pháp để trị mụn và tẩy tế bào chết nữa cơ.Làm sạch vết thương: Đây là tác dụng của nước muối sinh lý được nhiều người biết đến. Nước muối sinh lý có nồng độ muối thấp, ít gây xót như một số dung dịch sát khuẩn khác, nên nếu chẳng may bị chảy máu, bạn dùng nước muối sinh lý dội lên vết thương hở để rửa sạch bụi bẩn, vết máu... sau đó thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.Bạn nên nhớ rằng bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) là để làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo, hoặc có khi không cho dùng kèm theo nếu không cần thiết.Giải độc cấp tốc cho cơ thể: Nước muối sinh lý có độ mặn ít nên hoàn toàn có thể uống được. Nước muối sinh lý có tác dụng giải độc cấp tốc cho cơ thể trong trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, do đổ mồ hôi nhiều, ngộ độc thực phẩm nhẹ... bằng cách uống hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.Tuy nhiên, nước muối sinh lý dùng để tiêm truyền phải chọn cẩn thận đúng loại dùng cho tiêm truyền chứ không phải là bất cứ loại nước muối sinh lý nào cũng có thể dùng được.Về lý thuyết là như thế, tuy nhiên bạn cần biết rõ cách sử dụng và tác dụng của nước muối sinh lý nếu bạn không muốn rơi vào tình cảnh "lợi bất cập hại".Nước muối sinh lý nào được sử dụng để bảo vệ hệ hô hấp?Hiện trên thị trường có hai loại nước muối sinh lý thường dùng phổ biến, bạn có thể mua về để bảo vệ hệ hô hấp cho cả gia đình:Nước muối sinh lý xịt mũi: Giúp tạo độ ẩm cho đường hô hấp, hỗ trợ cho hệ thống làm sạch mũi tự nhiên.Nước muối sinh lý nhỏ mũi: Nếu dùng dạng nhỏ giọt này thì cần lượng nước muối nhiều hơn dạng xịt. Để nhỏ thuận tiện, chúng ta cần dùng 1 ống bóp cao su hay bình neti (trông hơi giống bình pha trà, đầu vòi nhỏ). Đơn giản hơn, bạn có thể mua ngay tại bất kỳ hiệu thuốc nào những lọ nước muối sinh lý đã đóng chai sẵn theo hàm lượng 5ml, 10ml, 500ml, 1000ml tại các nhà thuốc để sử dụng.Lưu ý khi dùng nước muối sinh lý để rửa mặtDưới đây là một số lưu ý dùng nước muối sinh lý để rửa mặt đúng cách và không gây hại cho da:Nên sử dụng miếng vải bông sạch, mềm (bông tẩy trang) nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý để thoa lên mặt trong khoảng 2 phút, sau đó rửa sạch da mặt bằng nước ấm.Ngưng rửa mặt bằng nước muối sinh lý khi thấy không phù hợp với da.Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài vì nước muối sinh lý có thể khiến da dễ bị bắt nắng hơn.Với nồng độ NaCl 0,9%, nước muối sinh lý là dung dịch có thể được dùng để rửa mặt vì giúp tẩy tế bào chết và làm sạch da khỏi bụi bặm, vi khuẩn, hạn chế nhiễm trùng.Một số lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lýKhông nên tự ý pha chế muối ăn với nước để tạo thành dung dịch nước muối để rửa mắt. Vì khi tự pha chế sẽ không đảm bảo nguồn nước sạch, nước có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt.Khi mua nước muối sinh lý ngoài thị trường cần để ý tới xuất xứ, thời gian sử dụng, đặc biệt là công dụng của nó.Không nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt với loại da khô.Không nên dùng nước muối sinh lý với mục đích sát khuẩn, nếu muốn sát khuẩn vết thương bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được chỉ định loại dung dịch rửa thích hợp.Tham khảo thêmhttps://maylocnuocwepar.wordpress.com/https://5f0d54474da6c.site123.me/https://sites.google.com/site/maylocnuocwepar