Thuốc bọc niêm mạc dạ dày hay còn gọi là thuốc băng niêm mạc dạ dày, chúng có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tạo hàng rào bảo vệ và ngăn chặn sự phá hủy các các axit dạ dày dạ dày lên niêm mạc dạ dày. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày đang được sử dụng hiện nay trong bài viết dưới đây.Tác dụng của thuốc bọc niêm mạc dạ dày trong điều trị viêm loét dạ dàyBản chất bệnh viêm loét dạ dày là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây viêm sưng, lâu dần thì trở thành vết loét và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: đau dạ dày, ợ hơi, nóng rát, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đi ngoài phân đen,…Trong đó, các yếu tố gây ra bệnh viêm loét dạ dày gồm: Acid dạ dày và pepsin dịch vị, vi khuẩn HP, thuốc chống viêm không steroid, rượu bia, thuốc lá. Những tác nhân gây hại này tấn công lên “hàng rào” bảo vệ dạ dày gồm: chất nhầy mucin, bicarbonat, các mao mạch niêm mạc dạ dày và lớp tế bào biểu mô dạ dày.Từ cơ chế gây bệnh kể trên, y học hiện đại đã đưa ra nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày như sau:Dùng thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid để làm giảm các acid và pepsin dịch vịDùng thuốc bọc niêm mạc dạ dày để tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích sản xuất chất nhầy và prostaglandinDùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HPĐiều chỉnh lối sống từ chế độ ăn uống, sinh hoạt để nâng cao sức khỏe bệnh nhânVới cơ chế tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và băng những ổ viêm loét đã có, thuốc bọc niêm mạc dạ dày có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây viêm loét dạ dày (đặc biệt là vi khuẩn HP), cùng với đó là giúp dạ dày được phục hồi tổn thương.Các loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày tốt thường được sử dụngSucralfate Sucralfate được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhauĐây là một loại muối nhôm, là hợp chất cơ bản giữa sacaroza đã sunfat hóa và nhôm hydroxit tạo thành sucralfate. Sucralfate là thuốc không thể hấp thu, nó liên kết với niêm mạc dạ dày và mô bị loét. Điều này có lợi cho việc chữa lành và tái tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.Cơ chế tác độngKhi tiếp xúc với axit dịch vị, các ion sunfat liên kết với protein trong niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi những ổ viêm loét. Từ đó, kích thích hình thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sự liên kết này xảy ra mạnh mẽ khi độ pH ở trong dạ dày ở mức thấp. Đó là lý do người bệnh phải uống thuốc trước bữa ăn 30-60 phút.Sucralfate được đào thải qua phân và chỉ có một sự gia tăng nhỏ lượng nhôm trong huyết thanh và đường tiết niệu. Do đó, Sucralfate được chống chỉ định với bệnh nhân suy thận.Chỉ địnhNgười bị viêm loét dạ dày tá tràngNgười bị trào ngược dạ dày thực quảnDự phòng loét dạ dày do căng thẳng ở người bệnh mãn tínhChống chỉ địnhNgười bị mẫn cảm với thành phần của thuốcPhụ nữ có thai và đang cho con búNgười bị bệnh thậnLiều dùng1g x 4 lần/ ngàyCách dùngUống trước khi ăn 30p – 1 tiếng. Không nên uống lúc noProstaglandin Đây là nhóm thuốc ít được sử dụng hơn 2 loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày kể trên. Prostaglandin có 2 loại thuốc là Prostaglandin E1 và Prostaglandin E2. Tên biệt dược: Misoprostol, Cytotec. Riêng Misoprostol chỉ chiếm 2% trong số các đơn thuốc điều trị cho người viêm loét dạ dày do NSAID, bởi tác dụng phụ thường gặp là đau quặn bụng, tiêu chảy, gây ra vấn đề ngừng điều trị.Các tài liệu khoa học cho biết loại thuốc này có tác dụng khắc phục tổn thương viêm loét dạ dày do NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) và được bài tiết qua đường nước tiểu. Chỉ địnhKhắc phục tình trạng viêm loét dạ dày do NSAID gây ra trong niêm mạc dạ dàyLàm giảm các biến chứng tiêu hóa nghiêm trọng do điều trị bằng NSAID Chống chỉ địnhPhụ nữ có thai: vì có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh nonNgười bị dị ứng Prostaglandin Liều dùngMisoprostol (cytotec) 400 mcg – 800 mcg/ngày. Cách dùngXem thêm: Thuốc bọc niêm mạc dạ dày có tác dụng gì? Nên mua loại nào?